1988 – nay Lịch_sử_Tây_Tạng_(1950–nay)

"Lưu ý của cảnh sát: Không phát tán bất kỳ suy nghĩ hay đồ vật độc hại nào". Một tấm biến ba ngôn ngữ (Anh, Hán, Tạng) trên lối vào một quán cà phê nhỏ tại Nyalam, Tây Tạng, 1993.

Hồ Cẩm Đào trở thành Đảng trưởng của Khu tự trị Tây Tạng vào năm 1988. Năm 1989, Panchen Lama thứ 10 qua đời. Nhiều người Tây Tạng tin rằng Hồ Cẩm Đào có liên quan đến cái chết bất ngờ của ông [82]. Vài tháng sau, theo một nhà báo bất đồng chính kiến, cảnh sát ở Lhasa đã nhận được lệnh của Tướng Lý Liên Tú để kích động một vụ việc. Các cuộc biểu tình ôn hòa đã dẫn đến cái chết của 450 người Tạng vào năm đó [83]. Cuộc điều tra dân số quốc gia lần thứ tư được tiến hành vào năm 1990, thông kê được 4.590.000 người Tạng ở Trung Quốc, trong đó có 2.090.000 người tại Khu tự trị Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc so sánh những con số này với cuộc điều tra dân số quốc gia đầu tiên để kết luận rằng dân số Tây Tạng đã tăng gấp đôi kể từ năm 1951.

Năm 1995, Dalai Lama đã phong cậu bé 6 tuổi Gedhun Choekyi Nyima làm Panchen Lama thứ 11 mà không có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc. Công hòa Nhân dân Trung Hoa đã phong cho một đứa trẻ khác là Gyaincain Norbu. Gyaincain Norbu lớn lên ở Tây Tạng và Bắc Kinh, thường xuyên xuất hiện trước công chúng liên quan đến các vấn đề tôn giáo và chính trị. Panchen Lama do Trung Quốc lựa chọn đã bị từ chối bởi những người Tạng lưu vong và gọi là "Panchen Zuma" (nghĩa đen "Panchen Lama giả"). Gedhun Choekyi Nyima và gia đình sau đó mất tích, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông đã bị bắt cóc, theo Bắc Kinh, ông đang sống dưới danh tính bí mật để được bảo vệ và quyền riêng tư.

Phát triển kinh tế

Năm 2000, Chính phủ Trung Quốc đưa ra Chiến lược Phát triển miền Tây Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế của các khu vực phía tây nghèo hơn. Chiến lược này cho thấy sự thiên vị mạnh mẽ đối với các dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn như Đường sắt Thanh-Tạng. Tuy nhiên, những dự án như vậy đã làm dấy lên lo ngại về việc tạo thuận lợi cho việc huy động quân sự và di cư của người Hán [84]. Robert Barnett báo cáo rằng kích thích kinh tế đã được những người theo chủ nghĩa cứng rắn sử dụng để kích thích người Hán di cư sang Tây Tạng như một cơ chế kiểm soát, và 66% các chức vụ chính thức ở Tây Tạng là do người Hán nắm giữ [85]. Vẫn còn sự mất cân bằng sắc tộc trong việc bổ nhiệm và thăng chức cho các cán bộ dân sự và tư pháp ở Khu tự trị Tây Tạng, với một số ít người Tạng được bổ nhiệm vào các chức vụ này [86].

Một tiếp viên đường sắt từ Tây Ninh đến Lhasa

Chính phủ CHND Trung Hoa tuyên bố rằng sự cai trị của họ đối với Tây Tạng đã mang lại sự phát triển kinh tế cho người dân Tây Tạng, và kế hoạch Chiến lược Phát triển miền Tây là một hành động nhân từ và yêu nước của bờ đông giàu có hơn nhằm giúp các vùng phía tây của Trung Quốc bắt kịp sự thịnh vượng và cuộc sống tiêu chuẩn. Mặt khác, Chính phủ cho rằng chính quyền Tây Tạng hầu như không làm gì để cải thiện mức sống vật chất của người Tạng trong thời gian cai trị từ năm 1913–59 và họ phản đối bất kỳ cải cách nào do chính phủ Trung Quốc đề xuất. Theo chính phủ Trung Quốc, đây là lý do khiến căng thẳng gia tăng giữa một số quan chức chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Tây Tạng vào năm 1959 [87]. Những tuyên bố về khó khăn kinh tế dưới chính phủ của Dalai Lama từ năm 1913–59 bị bác bỏ bởi Panchen Lama thứ 10 trong Thất Vạn Ngôn Thư; tuy nhiên, Panchen Lama cũng ca ngợi cải cách và mở cửa những năm 1980 dưới thời Đặng Tiểu Bình.[88]

Đến lượt mình, chính phủ bác bỏ những tuyên bố rằng cuộc sống của người Tây Tạng đã xuống cấp, mà đã được cải thiện rất nhiều so với thời kỳ tự trị trước năm 1950 [89]. Bất chấp những tuyên bố của Trung Quốc rằng cuộc sống của người Tây Tạng đã được cải thiện đáng kể, một cuốn sách năm 2004 cho rằng khoảng 3.000 người Tây Tạng đã dũng cảm vượt qua khó khăn và nguy hiểm để chạy theo cuộc sống lưu vong mỗi năm [90]. Ngoài ra, các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tiếp tục xảy ra các vụ lạm dụng trên diện rộng và tra tấn của cảnh sát và lực lượng an ninh Trung Quốc [91][92].

Trung Quốc tuyên bố rằng từ năm 1951 đến năm 2007, người Tạng ở Tây Tạng do Lhasa quản lý đã tăng từ 1,2 triệu lên gần 3 triệu. GDP của Khu tự trị Tây Tạng ngày nay gấp ba mươi lần so với trước năm 1950. Người lao động ở Tây Tạng có mức lương cao thứ hai ở Trung Quốc [93]. Khu tự trị Tây Tạng có 22.500 km đường cao tốc so với 0 vào năm 1950. Tất cả các cơ sở giáo dục thế tục trong Khu tự trị Tây Tạng được thành lập sau cuộc cách mạng. Khu tự trị Tây Tạng hiện có 25 viện nghiên cứu khoa học thay vì không có viện nào vào năm 1950. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 43% năm 1950 xuống 0,661% năm 2000 [94] (Liên hợp quốc báo cáo tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 3,53% vào năm 2000, giảm từ 43,0% vào năm 1951 [95]). Tuổi thọ đã tăng từ 35,5 tuổi năm 1950 lên 67 tuổi năm 2000. Trung Quốc đã sưu tập và xuất bản Sử thi truyền thống của Vua Gesar, là sử thi dài nhất trên thế giới và chỉ được lưu truyền bằng miệng trước đây (các văn bản tiếng Tạng tương ứng tồn đã tại từ thế kỷ 18, và vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một ấn bản khắc gỗ của câu chuyện được biên soạn bởi một học giả-nhà sư từ tiểu quốc Lingtsang lấy cảm hứng từ nhà triết học Tây Tạng vĩ đại Jamgon Ju Mipham Gyatso). Trung Quốc đã phân bổ 300 triệu NDT kể từ những năm 1980 để duy trì và bảo vệ các tu viện Tạng. Cách mạng Văn hóa và những thiệt hại văn hóa mà nó gây ra cho toàn thể Trung Quốc thường bị lên án là một thảm họa trên toàn quốc, mà những kẻ chủ mưu chính, theo quan điểm của Trung Quốc là Tứ nhân bang, đã bị đưa ra công lý. Kế hoạch phát triển miền tây Trung Quốc được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi là một kế hoạch lớn, nhân từ và yêu nước bên từ phía đông giàu có hơn nhằm giúp các vùng phía tây của Trung Quốc, bao gồm cả Tây Tạng, đạt được sự thịnh vượng và mức sống tiêu chuẩn [cần dẫn nguồn].

Năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã "khởi động một dự án trị giá 570 triệu nhân dân tệ (81,43 triệu đô la Mỹ) để bảo tồn 22 di sản văn hóa và lịch sử ở Tây Tạng, bao gồm Đạo tràng Zhaxi Lhunbo cũng như các tu viện Jokhang, Ramogia, Sanyai và Samgya-Goutog" [96].

Tiếng Tạng

Theo Barry Sautman, 92–94% người Tạng nói tiếng Tạng, số còn lại nằm ở những khu vực mà người Tạng chỉ là dân tộc thiểu số như Thanh Hải. Việc giảng dạy ở trường tiểu học hầu như chỉ được thực hiện bằng tiếng Tạng, việc giảng dạy song ngữ chỉ có từ trung học cơ sở trở đi.

Nhà Tây Tạng học Elliot Sperling cũng lưu ý rằng "trong những giới hạn nhất định, CHND Trung Hoa luôn nỗ lực để thích ứng với sự biểu đạt văn hóa Tây Tạng (và) không thể bỏ qua hoạt động văn hóa diễn ra trên khắp cao nguyên Tây Tạng".[97] Hiện tại, "Tây Tạng văn hóa" tự hào có ba kênh truyền hình nói tiếng Tây Tạng, một kênh cho ba phương ngữ chính được nói ở các khu vực Tây Tạng của Trung Quốc. Khu tự trị Tây Tạng sở hữu kênh truyền hình tiếng Tây Tạng trung ương 24 giờ (ra mắt năm 1999).[98] Đối với những người nói tiếng Tây Tạng Amdo, có một kênh truyền hình tiếng Tây Tạng Amdo ở Thanh Hải [99] và cho những người nói tiếng Khams Tây Tạng, một kênh truyền hình vệ tinh truyền hình mới ra mắt gần đây ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.[100] Vào tháng 10 năm 2010, sinh viên Tây Tạng đã phản đối sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành các quy tắc ủng hộ việc sử dụng tiếng Quan Thoại trong các bài học và sách giáo khoa vào năm 2015, ngoại trừ các lớp học tiếng Tây Tạng và tiếng Anh.[101]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Tây_Tạng_(1950–nay) http://news.sina.com.cn/c/2003-08-27/1644645902s.s... http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2007/html/B0209C... http://www.gov.cn/banshi/2005-08/21/content_25059.... http://www.china.org.cn/e-white/20011108/3.htm http://chinhdangvu.blogspot.com/2008/08/revolt-of-... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://www.hartford-hwp.com/archives/55/783.html http://info-buddhism.com/the_tibetans_robert_barne... http://hansard.millbanksystems.com/commons/1950/ju... http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=18451&t...